Tàixỉu online - Nhà cái trực tuyến

Ngày 16 tháng 10 năm 2024

Bác Hồ với ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Ðại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi  thành lập, Ðảng  ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh  luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp Nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới, thực hiện CNH, HÐH đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố chiến lược, xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), chúng ta cùng nghe bài viết “Bác Hồ với ngày đại đoàn kết toàn dân tộc” của tác giả Kim Yến, trích trong cuốn thông tin công tác Mặt trận. Bài viết có nội dung như sau:

Cách đây 91 năm, giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Ngày 19/5/1951, theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) thành lập tại Pắc Pó (cao Bằng). Tháng 5 năm 1946, cũng theo sáng kiến của Người, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Đến tháng 3 năm 1951, Đại hội thống nhất Việt Minh -Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.

Để mở rộng khối đoàn kết dân tộc, Đại hội Mặt trận Liên Việt toàn quốc họp từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 10/9/1955 tại Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp đoàn kết toàn dân của Mặt trận Liên Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội bầu làm Chủ tịch danh dự Mặt trận.

Tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với chương trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Sau khi thống nhất nước nhà, tháng 1 năm 1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam quyết định thống nhất 3 tổ chức Mặt trận ở hai miền lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp Nhân dân để cùng phấn đấu. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016; trong đó ghi rõ: “Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày 18/11 hằng năm”.

Trải qua quá trình lịch sử cách mạng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập và trưởng thành gắn liền với sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời Người cũng là một tấm gương sáng mẫu mực về đoàn kết dân tộc, xây dựng các phong trào cách mạng, gắn kết tinh thần tập thể trong các lực lượng cách mạng của cả nước. Đồng thời, Người đã trực tiếp xây đắp khối đại đoàn kết dân tộc, tinh thần đoàn kết là một chiến lược lớn của cách mạng, chiến lược về tổ chức nhằm tập hợp lực lượng đến mức đông đảo nhất, rộng rãi nhất mọi tầng lớp Nhân dân.

Trong những thực hành lớn của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng thực hành đoàn kết và đại đoàn kết, từ đoàn kết trong Đảng đến đoàn kết trong nhân dân và đoàn kết quốc tế. Đó là sự gặp gỡ và kết hợp nhuần nhuyễn giữa đường lối chiến lược, phương pháp tổ chức và hoạt động, lãnh đạo và quản lý, với chính sách và biện pháp nhằm gây dựng lực lượng, nuôi dưỡng phong trào thi đua ái quốc, dùng người tài đức, trọng đãi nhân tài, hiền tài để giữ vững nền độc lập tự do, xây dựng đất nước phú cường, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào. Đường lối chiến lược và chính sách đại đoàn kết của Hồ Chí Minh còn đồng thời là văn hóa ứng xử tinh tế của Người mà ngày nay toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức vận dụng, phát huy để vượt qua mọi khó khăn, thách thức hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để đại đoàn kết với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi người và chăm lo lợi ích cho mọi người. Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi tầng lớp, từ người cộng sự, người phục vụ gần gũi đến quảng đại quần chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi tôn giáo, mọi dân tộc. Người quan tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất, Người còn quan tâm đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp. Với các tăng ni phật tử, đồng bào Công giáo, Người đều gửi gắm những quan điểm tích cực, đậm chất nhân văn và mang đậm tinh thần đoàn kết, bác ái, không phân biệt người có đạo và người không đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao tấm gương đoàn kết rộng rãi bởi một lẽ rất giản đơn: Người muốn huy động tiềm năng của cả dân tộc vào sự nghiệp chung, Người luôn mong muốn thêm bạn bớt thù. Người tin ở tính hướng thiện của mọi người và trong bất cứ con người nào, Người cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó. Tấm gương đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ Người có phương pháp xử lý đúng đắn những bất đồng, những cản trở cho sự đoàn kết. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết song không phải là kiểu đại đoàn kết một chiều. Người luôn luôn khuyên đoàn kết song phải đấu tranh, đấu tranh để đoàn kết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng. Theo Người, sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo lên sức mạnh để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng, Bác căn dặn: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải “giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn bốn mươi năm qua, Đảng ta đã rất đề cao tinh thần đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Đảng, giữa Đảng với Nhân dân. Nhờ vậy, Đảng ta đã phát huy trí tuệ của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng; phát huy nội lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng.

Trong giai đoạn phát triển xã hội hiện nay đầy những biến động và thách thức lớn lao đặt ra cho toàn Đảng và toàn dân ta nên muốn tồn tại và phát triển đi lên một cách bền vững thì hơn lúc nào hết chúng ta phải quán triệt và thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

Ý nghĩa câu chuyện:

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy tư tưởng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống, khơi dậy được sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và tiếp tục là điểm tựa sức mạnh giúp dân tộc ta đạt được những thành công mới trong quá trình đổi mới, hội nhập xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, học tập tư tưởng của Bác về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc lại càng hết sức có ý nghĩa với chúng ta trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”, nguyện cùng nhau tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đao đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới đổi thành cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, trong những năm qua Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ huyện luôn tập trung nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và đã trở thành một phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong đời sống của cộng đồng dân cư, gắn liền với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc theo phương châm đưa công tác Mặt trận về cơ sở. Đây chính là một trong những nhiệm vụ chính trị, nội dung phương thức hoạt động đã được Mặt trận Tổ quốc từ huyện đến cơ sở xác định rõ trong thời gian qua. Cuộc vận động đã đem lại hiệu quả thiết thực trên mọi mặt của đời sống, xã hội, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đông đảo các tầng lớp Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tham gia tích cực. Cuộc vận động đã được các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm hưởng ứng và thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc làm cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.

TIN LIÊN QUAN

Yên Lập: Sôi nổi các hoạt đồng chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10


Thường trực Huyện ủy tổ chức họp giao ban


Liên đội Trường Tiểu học Lương Sơn B tổ chức Lễ đón chủ đề năm học 2024 – 2025


Yên Lập: Quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030


Hội nghị quán triệt, thống nhất phương án triển khai nâng cấp hệ thống đài truyền thanh cơ sở